Hoàn cảnh người Việt trên Xứ Chùa Tháp

Cảnh một khu phố người Việt mướn để tạm cư sinh sống ở Siem Reap

Hải ngoại - hai từ tiếng Việt gọi chung cho các nước không phải là Việt Nam. Với hai từ này, người dân chúng tôi thường có lòng thiện cảm. Hai từ đó đồng nghĩa với những người Việt Nam được sống trên một đất nước phát triển văn minh, với nền khoa học tiên tiến hiện đại, và tất nhiên là với một cuộc sống phong phú của loài người.

Có một nước cũng được coi là hải ngoại cho người Việt, nhưng nó lại nghèo nàn và lạc hậu nhất thế giới. Nếu như ai đó có thời gian qua đây, ghé thăm một vài khu vực sinh sống của họ chắc sẽ không cầm được nước mắt. Đó là Xứ Chùa Tháp - một đất nước núi liền núi sông liền sông với Việt Nam. Ở đây, người Việt lưu lạc phải sống chen chúc, chui rúc trong các căn nhà ổ chuột, với không khí ồn ào náo nhiệt của tiếng đùa giỡn của hàng trăm đứa trẻ không được đến trường. Tuy nhiên chúng vẫn vô tư nô đùa, chẳng biết gì về ngày mai, ngày sau lớn lên nó sẽ như thế nào? Cha mẹ chúng nó chỉ được làm những nghề như quét rác, thu lượm ve chai, cu ly, làm hồ, v.v… -- những nghề mà trong con mắt người đời thường bị coi thường, khinh khi. Tại sao người Việt trên đất nước Chùa Tháp này lại phải sống như vậy? Chỉ vì họ đã mất hết đi nhân quyền.

Thứ hai, bao đời nay người Việt trên đất nước Chùa Tháp có được đến trường đâu mà hiểu được thế nào là nhân quyền, văn minh khoa học.

Thứ ba, đa phần người Việt sang đất nước Chùa Tháp này không qua những thủ tục hợp pháp. Vì thế, họ như những đứa con không cha không mẹ mà thôi.

Thứ tư, chính quyền nhà nước sở tại còn chưa đủ sức lo cho dân của họ, thì lấy đâu mà lo cho hàng triệu người Việt nhập cư không giấy tờ. Bên cạnh đó nhà nước Việt Nam thì không có những chính sách, chương trình trợ giúp khéo léo và thiết thực, mà lại luôn theo dõi, kiểm soát, gây áp lực này kia lên người đồng hương. Và khổ không kém là phe đối lập thì luôn kỳ thị công khai và lớn tiếng đòi trục xuất họ khỏi xứ sở này.

Với hoàn cảnh khốn khó mà không có người chăm lo, hướng dẫn như thế thì làm sao họ yên ổn mần ăn?!! Cái nghèo cái đói, triền miên từ đời này qua kiếp nọ bám chặt lấy họ. Lời thốt “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác nước nhưng chung người Việt Nam mà!” có lẽ là phù hợp với hoàn cảnh của người Việt ở Xứ Chùa Tháp nơi đây.

Tôi viết bài này để người Việt Nam trên khắp thế giới, hãy vì dòng máu đỏ da vàng, con Lạc cháu Rồng, mỗi người của ít lòng nhiều, mở rộng vòng tay nhân ái giúp đỡ bà con mình đang lưu lạc nơi Xứ Chùa Tháp này bằng bất cứ hình thức nào có được, qua bất cứ hội từ thiện nào có duyên gặp được.

Những sự giúp đỡ từ bên ngoài, tuy không giải quyết được những khó khăn mà người Việt ở đây phải đối diện hàng ngày song ít nhất cũng là những nguồn ai ủi lớn lao trong tình đồng loại, nghĩa đồng bào.

Viết từ Siem Reap ngày 12 tháng 08 năm 2013

Nguyễn Duy Đường (Yi Doeur)

Hội R.H.I.O. tại Cambodia

www.RHIO-school.org

eMail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Comments powered by CComment

Đóng góp qua PayPal

Xin vui lòng cung cấp địa chỉ email
và chương trình muốn trợ giúp.

 

Bài đọc nhiều

VDF' Activity Slideshow

Các Chị trong BTC Buổi Gây Quỹ "Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng" tổ chức ngày 11/01/2015 tại hội trường Đài VAN-TV 55.2 ở Houston (Texas)nhằm tạo ngân quỹ bảo trợ các chương trình dạy chữ cho hơn 500 trẻ em gia đình VN nghèo ở Cambodia.

The Interfaith Religious Leaders appease and ditribute gifts to Child Cancer Patients in Saigon. VDF was one of major contributors. Các chức sắc Tôn giáo phát quà cho các bệnh nhi ung bướu ở Chùa Liên Trì - Hình 1 Kể từ năm 2015, Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) đã phối hợp với HT Thích Không Tánh và hội Vietnam Compassion (ở Pháp) để phát quà (mỗi năm 2-3 lần) cho các trẻ em bị bệnh ung bướu, và TPB-VNCH.

The Interfaith Religious Leaders appease and ditribute gifts to Child Cancer Patients in Saigon. VDF was one of the major contributors. Các chức sắc Tôn giáo phát quà cho các bệnh nhi ung bướu ở Chùa Liên Trì - Hình 2 Kể từ năm 2015, Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) đã phối hợp với HT Thích Không Tánh và hội Vietnam Compassion (ở Pháp) để phát quà (mỗi năm 2-3 lần) cho các trẻ em bị bệnh ung bướu, và TPB-VNCH.

Some members of the Fundraising Team at VAN-TV in Houston (Texas) on January 11, 2015 to support educational projects for needy children in Cambodia. Các chị trong Ban Tổ Chức trình diện cử tọa tham dự buổi gây quỹ "Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng" Kỳ 2.

Crossing Tonle Sap to visit Vietnamese floating villages in Pursat province (Cambodia) Cảnh đoàn MIRO và ông Nguyễn Công Bằng đi ghe máy vượt Biển Hồ thăm các làng nổi ở tỉnh Pursat

Cảnh học trò trường Samaki tan học về nhà bè

Christine Quỳnh và bà Bích Ngọc góp lời chia sẻ

Christine Quỳnh và Ô.B. Vũ Ban & Bích Ngọc VAN-TV

Cư sĩ Trần Hiến, Christine Quỳnh và Ô.B. Vũ Ban, Bích Ngọc yểm trợ quỹ bảo trợ giáo dục cho trẻ Việt ở Cambodia

Dù đang mang bệnh hiểm nghèo song các em cũng vui khi có quà

Trẻ đùa giởn trên cồn cát và dòng nước ô nhiễm, dơ bẩn khi không còn không gian nào khác hơn.

HT Thích Huyền Việt - người bảo trợ tinh thần cho ViDan Foundation trong nhiều năm qua.

HT Thích Huyền Việt góp lời kêu gọi đồng hương yểm trợ

Lớp Việt Ngữ ở xóm Bãi Cát Neak Loeung

Lớp Việt Ngữ ở xóm Cầu Đá

Một bé gái chơi đùa và cuối xuống uống nước dơ bẩn ở bờ Biển Hồ - một cảnh trạng bình thường ở đây khi hoàn toàn không có một nguồn nước sạch nào khác.

Category: Bài vở

Stateless Vietnamese in Cambodia. Photo: http://unhcr.org/

Trong ba nước lân bang Việt Nam, Cambodia (Kampuchea) là nước được nhiều người Việt biết đến nhất. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, rất ít người biết rằng ở nơi đó có ít nhất vài trăm ngàn người gốc Việt đang sống trong tình trạng “stateless”. Các tổ chức NGOs quốc tế gọi số người này là vậy, vì họ không có quốc tịch hay căn cước gì để minh chứng họ là công dân của một quốc gia nào. Cũng từ ngữ “stateless” này, không ít người Việt nhìn thấy nó đồng nghĩa với chữ “vô tổ quốc”. Sự thật nằm ở đâu? Hiện cảnh họ như thế nào?

Theo nghiên cứu công bố trên mạng CIA World Factbook, có khoảng 5% dân số Cambodia là người gốc Việt Nam. Trong sĩ số gần 800 ngàn người này, ngoại trừ một số nhỏ qua đây từ nhiều thập niên trước, hoặc qua sau năm 1975 song có điều kiện tài chánh để hợp thức hoá tình trạng quốc tịch, đại đa số sống trong tình trạng bất hợp pháp, kể cả những người sinh ra ở xứ này ở thế hệ thứ hai, ba và bốn.

Vì không phải là công dân Cambodia, dù là công dân hạng hai, và cũng không được xem là di dân hợp pháp, họ hoàn toàn sống bên lề xã hội một cách bất hợp pháp. Họ không được quyền hưởng các quy chế công dân hay phúc lợi xã hội dành cho người bản xứ. Tội nghiệp nhất là những thế hệ trẻ sinh ra ở xứ này: Chúng không có giấy khai sinh để được đi học ở các trường công lập. Nơi cha mẹ chúng tạm cư cũng không có bao nhiêu trường tư để vào học. Chưa kể là dù may mắn có trường tư, gia đình chúng cũng chưa chắc đã có tiền để con đi học, dù học phí mỗi ngày chỉ vào khoảng 5-10 xu. Và do đó, phần lớn trẻ lớn lên ở Cambodia đều thất học. Khi lớn lên phải làm những nghề thấp kém, nặng nhọc. Trong đó có hai “nghề” mà người Miên không chuộng là “làm điếm” “lượm lon nhôm, chai nhựa”. Một số cơ quan truyền thông quốc tế như ABC, CNN đã từng đưa lên tình trạng đau lòng này, điển hình là hai bài “Children for sale” và “The women who sold their daughters into sex slavery” (*)

Đây là cộng đồng người Việt bất hạnh nhất ở hải ngoại, dù là họ đang ở sát bên đất tổ. Tình trạng và hoàn cảnh của tập thể “Việt kiều” đáng thương này có thể tìm thấy dễ dàng qua Google Search, đơn giản với chữ “stateless Vietnamese”.

Statelessness in Cambodia” đang là một vấn đề quan tâm lớn của một số nước Tây phương và khá nhiều tổ chức NGOs quốc tế. Nhưng đối với người Việt, đây vẫn còn là một “đề tài” khá mới lạ. Tại sao?

Có thể vì đất nước Việt Nam đang có qua nhiều vấn đề thời sự luôn dồn dập và nóng nỏng!?? Có thể vì thông tin về tình trạng “người Việt vô tổ quốc” chưa được phổ biến nhiều!??

Nhưng… tại sao khổ vậy mà những người này không hồi hương?

Hiện trạng gần một triệu người bỏ nước sang sống vất vưỡng, khốn khổ ở một xứ sở còn lạc hậu, nghèo kém hơn đất nước mình là một vấn đề có nhiều ẩn số tế nhị.

Dù gì đi nữa, hiểu được hoàn cảnh của những đồng bào đang sống lưu lạc, khốn khổ ở Xứ Chùa Tháp cũng là một điều cần thiết. Để từ đó, hy vọng là từ những thôi thúc của tình nhân ái, nghĩa đồng bào, mỗi người sẽ tìm được một cách chia sẻ thích hợp nhất cho mình, và cho những người cùng nguồn gốc đang không có được cái hạnh phúc như mình.

Chia sẻ đầu tiên cho buổi nói chuyện sẽ tổ chức ngày 18/07/2015 tại Hội trường Hội Người Việt Toronto (VAT).

Nguyễn Công Bằng

Đại diện ViDan Foundation (USA)

 

(*) URLs:

1.     http://www.nbcnews.com/id/4038249/ns/dateline_nbc/t/children-sale/#.VY66jPlViko

2.     http://www.cnn.com/interactive/2013/12/world/cambodia-child-sex-trade/

Copyright (c) The ViDan Foundation, Inc 2014. All rights reserved.
Designed by olwebdesign.com