Thêm một ngôi trường cho trẻ không trường

Vào ngày 27/07/2019, nhà văn Tưởng Năng Tiến đã trở lại Cambodia, đại diện ViDan Foundation dự lễ khánh thành ngôi trường mới cho làng Pat Sanday ở tỉnh Pursat. Đây là ngôi trường thứ hai trong năm 2019 được xây dựng cho trẻ thơ Việt Nam bất hạnh sinh ra ở Xứ Chùa Tháp, và là ngôi trường thứ sáu được xây dựng, tân trang trong 5 năm hoạt động của Hiệp Hội ở Cambodia.

Nhà văn Tưởng Năng Tiến (đại diện VDF) và anh Ngô Ly (đại diện bà con địa phương) cùng một số học sinh với tập vở mới nhân ngày khánh thành trường mới

NV Tưởng Năng Tiến trực tiếp phát gạo cho bà con đồng bào.

Một nụ cười hạnh phúc khi nhận được sự chia sẻ chân tình

Người bảo trợ chính của ngôi trường nổi mới và 2.5 tấn gạo trắng kỳ thứ 12 này (chia sẻ cho 120 gia đình phụ huynh và người nghèo trong khu vực) là bà Kim Bintliff – một thân hữu với tâm từ bi vô lượng ở thành phố Houston, TX.  Trong hơn hai năm qua bà đã bảo trợ ViDan Foundation xây dựng tổng cộng bốn ngôi trường và nhiều lần phát gạo từ thiện khác nhau. Những nỗ lực nhân ái này là một phần trong hạnh nguyện từ thiện của bà, bên cạnh những sự trợ giúp nhân đạo đều đặn, liên tục khác nhau ở quê nhà.

 

Bà con đồng bào và những bao gạo ân tình

Với nhiều bà con đồng bào, đặc biệt là người già neo đơn hay gia đình nghèo khó có đông con nhỏ, một phần gạo 20kg là một món quà rất đáng mừng vui. Với tình trạng mưu sinh hết sức khó khăn hiện nay, làm sao để không phải đi ngủ với cái bụng đói là một nỗi lo quen thuộc hằng ngày.

Khác với làng nổi gần địa điểm du lịch nổi tiếng Đế Thiên Đế Thích (Angkor Wat) ở thành phố Siem Reap, các làng người Việt ở tỉnh Pursat kém may mắn hơn nhiều vì ít khi có ai đến thăm viếng, trợ giúp. Hoàn cảnh chung của mọi người gần như tương tự nhau: khó khăn nhưng không có điều kiện hay cơ hội gì để thoát khổ, và cũng gần như không có chút hy vọng nào sẽ có được một tương lai sáng sủa hơn.

 

Cháu bé này phải bỏ học đi phụ mẹ buôn bán giúp gia đình

Cuộc sống hằng ngày tiếp tục đến với cảnh vật lộn với cuộc sống, chỉ mong một ngày qua đi không bị đói, không bị bệnh, và không bị rắc rối chuyện giấy tờ này kia với chính quyền bản xứ. Ở những nước khác, có nhiều người Việt Nam có hai quốc tịch: Việt Nam và quốc gia mới định cư. Đối với hàng trăm ngàn người Việt Nam ở Cambodia, họ chỉ mong có được một tấm giấy di trú hợp pháp; vì ngay cả thế hệ thứ hai, thứ ba sinh ra ở Cambodia cũng không có quốc tịch Cambodia, thậm chí không có cả giấy khai sinh để được đi học, hay đi làm ở hãng xưởng khi lớn lên. Và tất nhiên, những người này cũng không có quốc tịch Việt Nam. Họ là số người mà các hội thiện nguyện quốc tế (NGOs) gọi chung là “stateless group”. Đó là những người “vô tổ quốc”, “vô thừa nhận” từ thế này sang thế hệ khác.

Thầy giáo và một số học sinh chụp ảnh kỷ niệm ngày khánh thành trường mới.

Các cháu bé vui với quà mới

Với các cháu học sinh, kỳ này được nhận quà là bộ quần áo và tập vở mới. Những bộ đồng phục may sẵn ($8 USD/bộ) là niềm vui rất lớn vì mặc nó có nghĩa là được đi học -- một niềm hãnh diện to lớn. Với nhiều em, bộ đồng phục là bộ đồ mới nhất, đẹp nhất. Nhiều em thân người nhỏ, mặc bộ đồ đồng phục may sẵn bị rộng thùng thình nhưng cũng mừng vui. Có đứa chưa đến tuổi đi học nhưng cha mẹ cũng nài nỉ xin cho được bộ đồ và phần tập vở để dành, với lý do là “… khi nó lớn thì có sẵn mà đi học… chứ biết tới lúc đó có ai đến giúp nữa không!!!” 

Kinh nghiệm cười ra nước mắt đó cũng giống như cảnh một số học sinh lớn tuổi (12-14 tuổi) ngồi chung với những đứa trẻ còn nhỏ híu có 4-5 tuổi (chưa đến tuổi đi học) ở một lớp Việt ngữ.

Lời giải thích của người Thầy giáo rất khó quên:

Dạ, mấy đứa lớn tồng ngồng kia giờ mới đi học vì trước nay cha mẹ đi làm mướn, cứ trôi nổi chỗ này đến chỗ kia hoài, đâu có dịp ở gần khu có trường Việt ngữ để mà học. Bây giờ đi học chữ được là mừng... không mắc cở đâu!

Quay qua mấy đứa nhỏ, thầy nói:

Còn mấy đứa bé tí kia… tụi nó “đi học” với chị, với anh vì ở nhà cha mẹ đi làm mướn hết, không ai trông coi. Nếu tui không cho dẫn theo vô lớp thì anh chị tụi nó phải bỏ học ở nhà trông em. Thôi thì cho tụi nó ngồi chung, cũng vui. Thấy vậy chứ tụi nhỏ ngồi lâu cũng quen mắt quen miệng học được ít chữ… mai mốt đến tuổi sẽ học nhanh hơn!

Đó là hình ảnh những đứa bé chưa biết sinh hoạt thành phố là gì, có đứa chưa từng thấy xe hơi, tiệm quán…

Đã có nơi cả Thầy lẫn trò đều không biết ứng xử thế nào khi có khách đến, vừa ngượng ngịu, vừa lúng ta lúng túng… chỉ vì chỗ đó quá hẻo lánh xa xôi, chưa từng có khách du lịch đến thăm viếng, giúp đỡ lần nào.

Có trẻ cầm món quà trong tay nhưng mặt ngơ ra… hình như không hiểu tại sao được có… Có đứa cầm hộp kẹo rồi lật qua lật lại, lúc lắc… hỏi nhau là cái gì trong đó. Phần lớn không đứa nào biết nói câu "Cám ơn" vì có lẽ cuộc sống nghèo khó, lam lũ ở đó chưa có dịp dạy cho các cháu lời chào thăm hay cảm ơn lịch sự.

Có đứa đen thủi đen thui, nhìn thoáng qua tưởng là trẻ Khmer, đến khi nghe nói chuyện mới biết là trẻ Việt. Thì ra cái nắng cháy da của Biển Hồ đã nhuộm đen màu da của chúng.

Điểm an ủi và đáng mừng vui là trẻ Việt ở Cambodia nói tiếng Việt rất sỏi, dù là thế hệ thứ ba, thứ tư… khác hẳn với số trẻ Việt sinh ra ở các nước Âu Châu, Mỹ Châu. Nói chung, nhờ những chia sẻ chân tình, chất phác của số bà con đồng bào này, và đặc biệt là nhờ nụ cười, tiếng nói thơ dại, hồn nhiên của đám trẻ mà anh chị em ViDan Foundation có được thêm nghị lực để tiếp tục làm những người “ăn xin từ thiện”, đỡ mắc cỡ đi phần nào...

***

Dịp lễ Khánh thành trường và phát quà ký này cũng là dịp Hiệp Hội gửi đến bốn vị Thầy giáo ở khu vực và các thân hữu cộng tác viên một số món quà thân tình. Cũng vào thời điểm này, Hiệp Hội đã chuẩn bị kịp khoản thù lao (của tam cá nguyệt thứ hai 2019) để bù đắp cho công lao dạy dỗ của quý Thầy dành cho đám trẻ.

Thầy giáo ở những vùng hẻo lánh, khó khăn này không phải chỉ là những giáo viên với nghề dạy trẻ. Đó là những người chưa từng tốt nghiệp một khóa Sư phạm chính thức nào nhưng lại là những người với tấm lòng đầy ắp tình thương dành cho đám trẻ. Đó là những người không muốn nhìn thấy đám trẻ người Việt nhưng không biết đọc biết viết tiếng Việt. Và không phải chỉ là tiếng Việt, các cháu còn phải được học tiếng Khmer để giao tiếp với người bản xứ một cách tự nhiên và tự tin -- không còn sợ bị mắng chửi "đồ dzuồn dốt chữ".

Các lớp học ở những vùng heo hút dọc bờ nước Biển Hồ đều có điều kiện sinh hoạt khắc nghiệt giống nhau nên sự tình nguyện làm Thầy đứng lớp dạy đám trẻ quả là đáng ngưỡng mộ và trân trọng.

Theo sự chia sẻ của anh Ngô Ly, hiện vẫn còn bốn địa điểm tương tự chưa có trường lớp đàng hoàng, vẫn còn cảnh thầy trò cùng ngồi chèm bẹp trên sàn nhà bè để dạy, để học như cảnh ở trường Anlung Raing trước khi được VDF giúp xây ngôi trường mới vào tháng 02 vừa qua.

***

072019 PatSanday OLD

Cảnh lớp học cũNgôi trường mới

Thêm một ngôi trường đã được xây dựng tốt đẹp, giúp cho đám trẻ ở đây có chỗ học hành đàng hoàng, và cũng là một địa điểm vui chơi của những đứa trẻ không có mái nhà đúng nghĩa, và cũng không có sân chơi nào dù là sân đất bụi bặm vào mùa mưa nước nổi, vì “làng xóm” của các cháu là những chiếc ghe, chiếc bè chụm lại trên mặt nước Biển Hồ. 

Lần phát gạo từ thiện thứ 12 của ViDan Foundation ở Cambodia

Thêm một lần người Việt xa xứ ở Âu-Mỹ chia sẻ với bà con đồng bào kém may mắn đang sống lưu lạc khốn khổ ở Xứ Chùa Tháp những bao gạo ân tình. Đó là mối chân tình đồng chủng!

Thay mặt cho các gia đình bà con đồng bào người Việt và một số người nghèo bản xứ, xin chân thành tri ân sự tin tưởng và hỗ trợ nhiệt tình của chị Kim Bintliff cùng các thân hữu giàu lòng từ bi, bác ái.

Xin cảm ơn quý Đồng hương đã liên tục yểm trợ cho ngân quỹ hoạt động của ViDan Foundation, để Hiệp Hội có điều kiện tiếp tục thực hiện các chương trình trợ giúp cho hàng ngàn bà con đồng bào kém may mắn ở Cambodia và Việt Nam.

Xin cùng nhau tiếp tục góp một bàn tay nhân ái!

Trân trọng và hy vọng.

Nguyễn Công Bằng (VDF)


Muốn biết thêm chi tiết về hiện tình bà con đồng bào Việt Nam đang sống khốn khổ, bấp bênh ở Cambodia, đặc biệt là thành phần trẻ em, xin mời đọc tài liệu nghiên cứu của hội thiện nguyện Minority Rights Organization (MIRO).

Stateless Ethnic Vietnamese Children in Cambodia

Công trình nghiên cứu do Hiệp Hội ViDan Foundation bảo trợ.


Mọi thắc mắc xin liên lạc Vidan Foundation qua địa chỉ email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc qua điện thoại (713) 391-9843 (xin hỏi cô Anh Trinh).

Mọi thư từ liên lạc, chi phiếu trợ giúp xin gửi đến:

               ViDan Foundation Inc.: PO Box 92601, Austin, TX 78709-2601 (USA)

Trợ giúp tài chánh có thể chuyển qua hệ thống PayPal, hay QuickPay, bằng địa chỉ email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

(Mọi sự trợ giúp được cấp biên nhận khấu trừ thuế lợi tức liên bang – Federal Tax-Deductible Receipts)

www.vidan.us


Summary Report of Thêm một ngôi trường cho trẻ không trường

One more school for the stateless children of Tonle Sap

On July 27th of 2020, a freshly built school was officially presented to the villagers of Pat Sanday, Pursat province, Cambodia. With this new school, a total of two schools were constructed within the year 2019 dedicated to the forgotten children of Tonle Sap, born in Cambodia to Vietnamese parents but stateless nonetheless. It was also the sixth school that had been completed during a period of five years of tireless activities of the foundation in Cambodia.

The main benefactor of all charitable missions carried out throughout the years, which included four schools and at least twelve rice distributions, was Mrs. Kim Bintliff of Houston, Texas. This time alone, Mrs. Kim Bintliff donated 2.5 tons of rice in addition to the new school. This amount of rice was enough to be shared among 120 impoverished families of the remote village. These helps were vital to the poor villagers of the Pursat province since they were the downtrodden people with no means to improve their life nor hope to have a better future. They are the stateless people of the world, no birth certificate therefore no existence, generation after generation, and will go on this way forever and ever.

Writer Tuong Nang Tien, on the behalf of the ViDan Foundation, presented gifts to the children.

The gifts included new student uniforms ($8.00 each), notebooks and pens, and some candies.

The Foundation also presented compensation to the four teachers and gifts to the associates working on site. Based on the estimation of Mr. Ngo Ly, there still has at least four more locations with a lack of school for children. The situation at these places is very similar to that of the floating “house school” at Anlung Raing before the intervention of the ViDan Foundation.

Another school was completed, another place to study and to play for the hopeless children of Tonle Sap. Their smiles and their bright faces full of wonders were the biggest rewards for all the volunteers, the benefactors, and the sponsors. The happiness of the stateless Vietnamese compatriots serves as the power source to keep everybody of the ViDan Foundation continuing to be the “beggars of compassion” of this world.

The ViDan Foundation sincerely thanks everyone for your generosity and your continued support that made such a mission a successful one.


Article reviewed by Que-Chi Truong-Bolduc
Massachusetts General Hospital and Harvard Medical School, United States.
 

Comments powered by CComment

Đóng góp qua PayPal

Xin vui lòng cung cấp địa chỉ email
và chương trình muốn trợ giúp.

 

Bài đọc nhiều

VDF' Activity Slideshow

Các Chị trong BTC Buổi Gây Quỹ "Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng" tổ chức ngày 11/01/2015 tại hội trường Đài VAN-TV 55.2 ở Houston (Texas)nhằm tạo ngân quỹ bảo trợ các chương trình dạy chữ cho hơn 500 trẻ em gia đình VN nghèo ở Cambodia.

The Interfaith Religious Leaders appease and ditribute gifts to Child Cancer Patients in Saigon. VDF was one of major contributors. Các chức sắc Tôn giáo phát quà cho các bệnh nhi ung bướu ở Chùa Liên Trì - Hình 1 Kể từ năm 2015, Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) đã phối hợp với HT Thích Không Tánh và hội Vietnam Compassion (ở Pháp) để phát quà (mỗi năm 2-3 lần) cho các trẻ em bị bệnh ung bướu, và TPB-VNCH.

The Interfaith Religious Leaders appease and ditribute gifts to Child Cancer Patients in Saigon. VDF was one of the major contributors. Các chức sắc Tôn giáo phát quà cho các bệnh nhi ung bướu ở Chùa Liên Trì - Hình 2 Kể từ năm 2015, Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) đã phối hợp với HT Thích Không Tánh và hội Vietnam Compassion (ở Pháp) để phát quà (mỗi năm 2-3 lần) cho các trẻ em bị bệnh ung bướu, và TPB-VNCH.

Some members of the Fundraising Team at VAN-TV in Houston (Texas) on January 11, 2015 to support educational projects for needy children in Cambodia. Các chị trong Ban Tổ Chức trình diện cử tọa tham dự buổi gây quỹ "Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng" Kỳ 2.

Crossing Tonle Sap to visit Vietnamese floating villages in Pursat province (Cambodia) Cảnh đoàn MIRO và ông Nguyễn Công Bằng đi ghe máy vượt Biển Hồ thăm các làng nổi ở tỉnh Pursat

Cảnh học trò trường Samaki tan học về nhà bè

Christine Quỳnh và bà Bích Ngọc góp lời chia sẻ

Christine Quỳnh và Ô.B. Vũ Ban & Bích Ngọc VAN-TV

Cư sĩ Trần Hiến, Christine Quỳnh và Ô.B. Vũ Ban, Bích Ngọc yểm trợ quỹ bảo trợ giáo dục cho trẻ Việt ở Cambodia

Dù đang mang bệnh hiểm nghèo song các em cũng vui khi có quà

Trẻ đùa giởn trên cồn cát và dòng nước ô nhiễm, dơ bẩn khi không còn không gian nào khác hơn.

HT Thích Huyền Việt - người bảo trợ tinh thần cho ViDan Foundation trong nhiều năm qua.

HT Thích Huyền Việt góp lời kêu gọi đồng hương yểm trợ

Lớp Việt Ngữ ở xóm Bãi Cát Neak Loeung

Lớp Việt Ngữ ở xóm Cầu Đá

Một bé gái chơi đùa và cuối xuống uống nước dơ bẩn ở bờ Biển Hồ - một cảnh trạng bình thường ở đây khi hoàn toàn không có một nguồn nước sạch nào khác.

Category: Bài vở

Cảnh một khu phố người Việt mướn để tạm cư sinh sống ở Siem Reap

Hải ngoại - hai từ tiếng Việt gọi chung cho các nước không phải là Việt Nam. Với hai từ này, người dân chúng tôi thường có lòng thiện cảm. Hai từ đó đồng nghĩa với những người Việt Nam được sống trên một đất nước phát triển văn minh, với nền khoa học tiên tiến hiện đại, và tất nhiên là với một cuộc sống phong phú của loài người.

Có một nước cũng được coi là hải ngoại cho người Việt, nhưng nó lại nghèo nàn và lạc hậu nhất thế giới. Nếu như ai đó có thời gian qua đây, ghé thăm một vài khu vực sinh sống của họ chắc sẽ không cầm được nước mắt. Đó là Xứ Chùa Tháp - một đất nước núi liền núi sông liền sông với Việt Nam. Ở đây, người Việt lưu lạc phải sống chen chúc, chui rúc trong các căn nhà ổ chuột, với không khí ồn ào náo nhiệt của tiếng đùa giỡn của hàng trăm đứa trẻ không được đến trường. Tuy nhiên chúng vẫn vô tư nô đùa, chẳng biết gì về ngày mai, ngày sau lớn lên nó sẽ như thế nào? Cha mẹ chúng nó chỉ được làm những nghề như quét rác, thu lượm ve chai, cu ly, làm hồ, v.v… -- những nghề mà trong con mắt người đời thường bị coi thường, khinh khi. Tại sao người Việt trên đất nước Chùa Tháp này lại phải sống như vậy? Chỉ vì họ đã mất hết đi nhân quyền.

Thứ hai, bao đời nay người Việt trên đất nước Chùa Tháp có được đến trường đâu mà hiểu được thế nào là nhân quyền, văn minh khoa học.

Thứ ba, đa phần người Việt sang đất nước Chùa Tháp này không qua những thủ tục hợp pháp. Vì thế, họ như những đứa con không cha không mẹ mà thôi.

Thứ tư, chính quyền nhà nước sở tại còn chưa đủ sức lo cho dân của họ, thì lấy đâu mà lo cho hàng triệu người Việt nhập cư không giấy tờ. Bên cạnh đó nhà nước Việt Nam thì không có những chính sách, chương trình trợ giúp khéo léo và thiết thực, mà lại luôn theo dõi, kiểm soát, gây áp lực này kia lên người đồng hương. Và khổ không kém là phe đối lập thì luôn kỳ thị công khai và lớn tiếng đòi trục xuất họ khỏi xứ sở này.

Với hoàn cảnh khốn khó mà không có người chăm lo, hướng dẫn như thế thì làm sao họ yên ổn mần ăn?!! Cái nghèo cái đói, triền miên từ đời này qua kiếp nọ bám chặt lấy họ. Lời thốt “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác nước nhưng chung người Việt Nam mà!” có lẽ là phù hợp với hoàn cảnh của người Việt ở Xứ Chùa Tháp nơi đây.

Tôi viết bài này để người Việt Nam trên khắp thế giới, hãy vì dòng máu đỏ da vàng, con Lạc cháu Rồng, mỗi người của ít lòng nhiều, mở rộng vòng tay nhân ái giúp đỡ bà con mình đang lưu lạc nơi Xứ Chùa Tháp này bằng bất cứ hình thức nào có được, qua bất cứ hội từ thiện nào có duyên gặp được.

Những sự giúp đỡ từ bên ngoài, tuy không giải quyết được những khó khăn mà người Việt ở đây phải đối diện hàng ngày song ít nhất cũng là những nguồn ai ủi lớn lao trong tình đồng loại, nghĩa đồng bào.

Viết từ Siem Reap ngày 12 tháng 08 năm 2013

Nguyễn Duy Đường (Yi Doeur)

Hội R.H.I.O. tại Cambodia

www.RHIO-school.org

eMail: rhiodoeur@gmail.com

Copyright (c) The ViDan Foundation, Inc 2014. All rights reserved.
Designed by olwebdesign.com