Lội nước Biển Hồ đi học

English Summary
KorKeak Students p1

Học sinh lội nước đến trường học chữ

Năm nay Biển Hồ rút nước nhanh, bà con đồng bào sống ở các làng nổi dọc ven bờ đã kéo nhà bè ra khơi để dễ di chuyển ghe xuồng, và có nước tiêu dùng. Chiếc nhà bè trường Việt ngữ “chậm chân” nên bị mắc cạn. Thế là đám trẻ có dịp vừa  vừa đùa giởn để đi đến lớp. Vui thì vui thiệt… nhưng vài ngày là có đứa bị đứt chân chảy máu. Từ sự tội nghiệp này, chiếc Nhà Bè Cộng Đồng vốn là nơi tụ họp, đám cưới, đám tang, lễ lạc… đã được sửa chữa, tân trang thành lớp học mùa hè.

Công trình này được thực hiện với sự bảo trợ nhiệt tình của bà Kim Bintliff ở Houston, Texas.

Quang cảnh sửa chữa, tân trang Nhà Bè

Với ngân khoản bảo trợ $2.000 USD, chiếc Nhà Bè Cộng Đồng đã được tu sửa toàn bộ, từ giàn tre và phuy nhựa nâng bè đến chiếc cầu thang lên bè, lót ván mới cho những phần sàn bè bị hư mục, lợp thêm mái cho hai hành lang để che nắng mưa, v.v…

Lớp học Việt ngữ trên Nhà Bè Cộng Đồng 2019

Ngay sau khi công trình vừa hoàn thành, lớp Việt ngữ đã được chuyển sang và các cháu học sinh nay không phải tiếp tục dẫm bùn lội nước dơ bẩn để đến lớp học nữa.

Đối với các phụ huynh, việc đưa đón cũng sẽ thuận tiện hơn vì chỉ cần chèo xuồng đến Nhà Bè Cộng Đồng là an tâm con cháu mình đã đến lớp.

Mặt khác, bây giờ bà con đồng bào đã có nơi chốn đàng hoàng để tổ chức đám cưới, đám tang, lễ lạc… khi cần thiết.

Với sự quan tâm và lòng nhân ái của đồng hương ở nước ngoài, thêm một công trình đã được hoàn thành – món quà tặng cho hàng ngàn đồng bào ở làng Kor Ka’Ek -- cũng mang tiếng là “Việt kiều” nhưng là số Việt kiều bất hạnh nhất: Vô tổ quốc, hiện tại không có gì và tương lai cũng chẳng có dấu hiệu gì khá hơn.

*** 

Biển Hồ, với diện tích ở lúc mực nước cao nhất là 16.000 km vuông, với chiều dài hơn 250km, quả đã có tên gọi đúng với cái hồ rộng lớn như… biển. Dọc theo bờ hồ của năm tỉnh bao chung quanh, làng Kor Ka’Ek thuộc tỉnh Pursat, nằm ở phía Tây của Biển Hồ, là một trong số hơn 11 làng nổi với hàng chục ngàn người Việt sống lây lất, trôi nổi trên những chiếc nhà bè.

Làng nổi Kor Ka’Ek có khoảng 290 gia đình người Việt, phần lớn là thế hệ thứ hai hoặc thứ ba (sinh ra ở Cambodia). Tuy nhiên, tình trạng di trú của các thế hệ người Việt sinh ra ở Cambodia đều gần như giống nhau: không được hưởng quy chế quốc tịch của người sinh ra ở Xứ Chùa Tháp, thậm chí giấy khai sinh cũng không được cấp. Vì vậy, không đầy 5% được có cơ hội đi học ở trường công lập. Số trẻ còn lại theo học chữ ở các trường từ thiện hoặc bị dốt chữ vì phải ở nhà giúp cha mẹ đánh bắt cá, lượm ve chai, trông nom em nhỏ, v.v...

Đồng hương có thiện ý quan tâm đến hiện tình của số đồng bào, đặc biệt là đám trẻ ở Cambodia, xin hãy dành chút thời giờ đi tìm hiểu và trợ giúp phần nào trong khả năng. Bà Con Đồng bào ở những nơi chốn khốn khổ này, tất nhiên, luôn cần rất nhiều thứ nhưng có lẽ cần nhất là sự quan tâm, chia sẻ tình thương của những đồng bào được may mắn định cư ở các nước khác.

ViDan Foundation sẵn sàng hướng dẫn cách thức thăm viếng và hoan nghinh mọi hình thức trợ giúp trực tiếp, tại chỗ của quý Đồng Hương.

***

ViDan Foundation là một tổ chức thiện nguyện tân lập, với tầm vóc khiêm nhường và ngân quỹ rất giới hạn, đã và đang cố gắng chia sẻ với những đồng bào kém may mắn qua các chương trình trợ giúp giáo dục và từ thiện ở Xứ Chùa Tháp từ năm 2013.

Chương trình trợ giúp giáo dục bao gồm việc trả thù lao hàng tháng cho các giáo viên, cung cấp tập vở, học cụ, đồng phục cho hơn 500+ học sinh và xây dựng, tu bổ trường lớp ở những nơi có nhu cầu.

Chương trình trợ giúp từ thiện tập trung vào việc phát gạo từ thiện, tặng hiện kim trong những dịp lễ Tết, trợ giúp y tế cho một số trường hợp khẩn cấp, và Quỹ Hậu Sự Từ Thiện (giúp tiền mua áo quan cho các gia đình nghèo khổ có người thân mãn phần).

Song song với các chương trình trên, ViDan Foundation đồng thời cộng tác với một số NGOs quốc tế và Cambodia để góp phần vận động dân quyền cho số đồng bào thuộc diện “stateless” đang sống ở Cambodia, cũng như hỗ trợ một số chương trình trợ giúp xã hội dân sự ở Việt Nam.

Mọi thắc mắc xin liên lạc Vidan Foundation qua địa chỉ email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc qua điện thoại (713) 391-9843 (xin hỏi cô Anh Trinh).

Mọi thư từ liên lạc, chi phiếu trợ giúp xin gửi đến:

ViDan Foundation Inc.
PO Box 92601, Austin, TX 78709-2601 (USA)

Trợ giúp có thể chuyển qua hệ thống PayPal, hay QuickPay, bằng địa chỉ email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

(Trợ giúp tài chánh sẽ được cấp biên nhận khấu trừ thuế lợi tức liên bang)


KorKeak Students p1

Waddling in muddy water –

How the Children of Bien Ho Get to School in a dry season…

Viet Kieu, these two words together only mean “Vietnamese living abroad”, but the reality of the “abroad” part is impossible to describe for the “stateless people of Viet Nam” currently living on the water of Bien Ho in Cambodia. They have no country, no stable home, and no future…

Bien Ho, translated as the “Ocean Lake”, is a vast body of water, so big that the native once wondered if it was the ocean itself, hence the name given to this lake. Along the shoreline of Bien Ho, over eleven water-dwelling villages that house ten of thousands of Vietnamese people, living in extreme poverty, day in day out, in small floating houses that drifting as aimlessly and as hopelessly as the poor people reside within…

Who are they? The stateless people of Bien Ho?

They are Vietnamese of many generations but mostly second and third generations, born in Cambodia from Vietnamese parents that had migrated there years ago. They have not been recognized by the government of Cambodia, they don’t even have a birth certificate, they are forever outcast of the society, this generation and beyond.

A small number of stateless children of Bien Ho go to Charity-funded school to learn basic reading and writing, while many of their peers need to help the parents fishing when possible, scavenging for food, or babysitting their siblings. Education is a far-reaching dream for these children…

The water level of Bien Ho retreated so fast this year, villagers along the edge of Bien Ho were able to move out in time, except the Viet Ngu floating school that got trapped behind. The situation did not deter the young ones for going to school, in contrast, they turned it into a fun adventure for themselves, laughing all the way to school. Nonetheless, the situation could become dangerous since every so often, kids got hurt by stepping on broken glasses or various debris littering the bed of the lake.

Apart from the Viet Ngu school, the dilapidated and decrepit community hall “Nha Be Cong Dong” was also the sole gathering place for weddings, funeral, celebrations of any kind… In a way, this hall was the only place where the poor water dwelling people could have some hard-earned happy moments in their drifting life.

The sad life of the “Viet Kieu” of Bien Ho region got a major boost thanks to the efforts of a multitude of Viet Kieu around the world. They answered the call to action by getting together to raise funds and to send much-needed help over to the villagers of Kor Ka’Ek, Pursat, located on the west side of Bien Ho. The outpouring of supports was spearheaded by the devotion and enthusiasm of Mrs. Kim Bintliff of Houston, Texas, USA.

Armed with a fund of $2,000, the Charity was able to fix the community hall called "Nha Be Cong Dong" in its entirety, from the roof to the floorboard, all the way to the stairs leading to the main hall. The Viet Ngu classroom has been moved to the community hall so that the young children did not have to waddle in dangerous muddy water to get to school.

The heart-warming support and the love of Vietnamese from all over the world have helped the Charity to accomplish a wonderful task and to deliver a much-appreciated gift to their Vietnamese brethren of Koh Ka’Ek, the forgotten people of Viet Nam.

Your generosity is much welcome and respected by the ViDan Foundation. We are a humble association with not too many outreach advertisements. Our goal is to hopefully alleviate a little the hardship of our compatriots in Cambodia through our efforts related to education and charity.

Our funds have been used to pay the salary of teachers, to provide books, uniforms, and classroom accessories to over 500 attending school children, as well as to maintain and to repair classrooms when needed.

In addition to our educational works, we also distribute rice, give cash for New Year, provide health care or expenses such as purchasing coffins and funeral necessities for poor people in case of need.

We are also working diligently alongside other international NGOs and with the government of Cambodia to pursue legal citizenship possibility for the stateless Vietnamese living in Cambodia.

Please direct your inquiries to ViDan Foundation via the email address: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. 

All correspondences should be sent to the address below:

ViDan Foundation Inc.: PO Box 92601, Austin, TX 78709-2601 (USA)


Article reviewed by Que-Chi Truong-Bolduc
Massachusetts General Hospital and Harvard Medical School, United States.

-- by 

 

Comments powered by CComment

Đóng góp qua PayPal

Xin vui lòng cung cấp địa chỉ email
và chương trình muốn trợ giúp.

 

Bài đọc nhiều

VDF' Activity Slideshow

Các Chị trong BTC Buổi Gây Quỹ "Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng" tổ chức ngày 11/01/2015 tại hội trường Đài VAN-TV 55.2 ở Houston (Texas)nhằm tạo ngân quỹ bảo trợ các chương trình dạy chữ cho hơn 500 trẻ em gia đình VN nghèo ở Cambodia.

The Interfaith Religious Leaders appease and ditribute gifts to Child Cancer Patients in Saigon. VDF was one of major contributors. Các chức sắc Tôn giáo phát quà cho các bệnh nhi ung bướu ở Chùa Liên Trì - Hình 1 Kể từ năm 2015, Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) đã phối hợp với HT Thích Không Tánh và hội Vietnam Compassion (ở Pháp) để phát quà (mỗi năm 2-3 lần) cho các trẻ em bị bệnh ung bướu, và TPB-VNCH.

The Interfaith Religious Leaders appease and ditribute gifts to Child Cancer Patients in Saigon. VDF was one of the major contributors. Các chức sắc Tôn giáo phát quà cho các bệnh nhi ung bướu ở Chùa Liên Trì - Hình 2 Kể từ năm 2015, Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) đã phối hợp với HT Thích Không Tánh và hội Vietnam Compassion (ở Pháp) để phát quà (mỗi năm 2-3 lần) cho các trẻ em bị bệnh ung bướu, và TPB-VNCH.

Some members of the Fundraising Team at VAN-TV in Houston (Texas) on January 11, 2015 to support educational projects for needy children in Cambodia. Các chị trong Ban Tổ Chức trình diện cử tọa tham dự buổi gây quỹ "Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng" Kỳ 2.

Crossing Tonle Sap to visit Vietnamese floating villages in Pursat province (Cambodia) Cảnh đoàn MIRO và ông Nguyễn Công Bằng đi ghe máy vượt Biển Hồ thăm các làng nổi ở tỉnh Pursat

Cảnh học trò trường Samaki tan học về nhà bè

Christine Quỳnh và bà Bích Ngọc góp lời chia sẻ

Christine Quỳnh và Ô.B. Vũ Ban & Bích Ngọc VAN-TV

Cư sĩ Trần Hiến, Christine Quỳnh và Ô.B. Vũ Ban, Bích Ngọc yểm trợ quỹ bảo trợ giáo dục cho trẻ Việt ở Cambodia

Dù đang mang bệnh hiểm nghèo song các em cũng vui khi có quà

Trẻ đùa giởn trên cồn cát và dòng nước ô nhiễm, dơ bẩn khi không còn không gian nào khác hơn.

HT Thích Huyền Việt - người bảo trợ tinh thần cho ViDan Foundation trong nhiều năm qua.

HT Thích Huyền Việt góp lời kêu gọi đồng hương yểm trợ

Lớp Việt Ngữ ở xóm Bãi Cát Neak Loeung

Lớp Việt Ngữ ở xóm Cầu Đá

Một bé gái chơi đùa và cuối xuống uống nước dơ bẩn ở bờ Biển Hồ - một cảnh trạng bình thường ở đây khi hoàn toàn không có một nguồn nước sạch nào khác.

Category: Bài vở
- Tường thuật của Đông Chiêu -

Ngày xuân con én đưa thoi, rộn rã tiếng cười tuổi thơ, mai vàng hoa nở, dập dìu dòng người ngược xuôi đi chơi Tết

Dù có đói những ngày giỗ cha nhưng cũng phải lo ba ngày tết, tục lệ truyền thống ngàn đời của văn hóa Việt Nam là vậy. Tuy không tiếng pháo giao thừa, mà lại đậm chất ngày xuân, bánh mứt, con người cũng đẹp hơn ngày thường nhìn chung là thế. Vậy mà ngoài cảnh đô hội của sự ăn sổi ở thì vẫn còn những cảnh đời chưa một lần biết đến Tết cũng vì do mặc cảm, phân biệt đối xử, kì thị… với thế giới bên ngoài. Nơi chúng tôi muốn nói đến là các trại phong (cùi hủi), con người chịu sự khắc nghiệt của số phận, buồn tủi chỉ mong được thông cảm, lòng hảo tâm của các cá nhân, đoàn thể, hội từ thiện, rộng lòng thương cứu giúp bằng pháp thí cũng như tài thí.

Được sự gia hộ độ trì của chư Phật, Tăng Ni, Quí phật tử ở trong nước và ngoài nước với sự góp sức nhiệt tình của Câu lạc bộ Hoa Mai ($500 USD) của người Việt nước ngoài, của Bs. Phan Minh Hiển ở Pháp quốc và chùa Liên Trì – quận Thủ Đức (TP. Sài Gòn) phát tâm cúng dường Tam bảo, thầy trụ trì Thích Không Tánh tổ chức đoàn cứu trợ đến những trại phong Thanh Bình, trại phong Bình Minh (Tp. Sài Gòn). Tiếp đến, đoàn tiếp tục hành ra xa trại phong Qui Hòa – Bình Định, nơi miền đất sản sinh nhà thơ nổi tiếng một thời được mệnh danh là nhà thơ điên Hàn Mặc Tử (tức Nguyễn Trọng Trí).

Phần quà chuẩn bị cho mỗi gia đình ở trại phong trung bình là 100.000đ, vào giờ xuất phát từ tp. Sài Gòn đi bằng Honda cách xa khoảng 80 cây số, thầy Không Tánh cùng các đệ tử ăn cơm sớm để đi, thì may sao có đoàn phật tử khác đến thăm chùa và như có thêm sức mạnh của chư thiên mách bảo, phật tử Diệu Hiền được truyền tâm phát khởi ủng hộ chuyến xe 16 chỗ ngồi và còn ủng hộ Thầy  thêm 12 thùng mì tôm.

Trên đường đi mọi người trong đoàn hăng say kể chuyện những ngày Tết vừa qua, người này hỏi thăm người kia, Tết này anh (chị) đi nhiều chùa chưa, phát tài chưa, có đi phát quà ở đâu chưa, v.v… Có người chen vào góp thêm câu chuyện: Theo tôi ở chỉ có cô Diệu Hiền là người “phát tài”, như chợt hiểu ra điều gì, mọi người ồ cười lên.

Cuộc hành trình cứ thế kéo dài mãi cho đến khi xe dừng trước trại phong Bình Minh – Long Thành – Đồng Nai lúc nào không hay biết. Đến nơi xuống xe mỗi người hầu như đã quen thuộc với phần việc mình làm trong trật tự, lòng tràn đầy hân hoan, vui say, người lo chụp ảnh lưu niệm làm tư liệu, người lo đóng gói mì, người thì lo hướng dẫn các trại viên nhận hàng, v.v…

Người dân nơi đây cuộc sống thật chan hòa, mỗi gia đình đón nhận những phần quà từ các tấm lòng vàng với niềm vui phấn khích biểu hiện ra ở từng khuôn mặt, đúng như tên gọi đón chào buổi bình minh vốn dĩ đã ngự trị từ lâu ở vùng đất tưởng chừng bị bỏ quên này. Được sự giúp đỡ chân tình, trong đó có sự đóng góp từ các mạnh thường quân ở hải với lòng hảo tâm của nhiều Phật tử trong nước, bầu không khí mùa Xuân vốn ấm áp lại càng ấm thêm. Từ người già cho đến trẻ em hân hoan chào đón mỗi khi có đoàn từ thiện đến thăm và chia sẻ, an ủi phần nào trước số phận đau thương do nghiệp chướng. Với truyền thống con Lạc cháu Hồng, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều, cũng xin cầu chúc chúng sanh có duyên với chánh pháp, được giảm nghiệp, hưởng thái bình một ngày không xa…

Ngoài những phần quà ý nghĩa trên, phật tử Diệu Hiền còn tặng thêm cho các thành viên trong ban quản lý trại và lì xì riêng cho bác sĩ chăm sóc bệnh nhân nơi đây có đủ tinh thần cống hiến cho cộng đồng, mà cuộc sống mỗi gia đình ở đây chỉ nhận được từ nhà nước mỗi tháng là 180.000đ, phần còn lại phải tự trang trải bằng sinh hoạt trồng mì, trồng điều, trồng thêm bất cứ thứ gì có thể bán được.

Một ngày với bao tấm lòng chứa chan tình ngưòi đến với người bệnh ở trại phong Bình Minh. Không khí ý nghĩa đó khiến cho mọi người cùng có một niềm đợi mong chung là tiếp tục nhận được tấm lòng vàng của những người hảo tâm dành cho những số phận bất hạnh.

Chân thành cảm ơn Thầy Không Tánh, cảm ơn Câu lạc bộ Hoa-Mai, cảm ơn Bác sĩ Phan Minh Hiển, cảm ơn Phật tử Diệu Hiền và những tấm lòng hảo tâm đã cho tôi một kỷ niệm đầy ý nghĩa tình người. Mong sao sẽ sớm có được những chuyến đi cùng ý nghĩa trong những ngày tháng tới. Rất mong!

Đông Chiêu

(Việt Nam)


 

Copyright (c) The ViDan Foundation, Inc 2014. All rights reserved.
Designed by olwebdesign.com