Chương trình Hoạt động hiện nay

Hiện nay, hoạt động của Hiệp Hội Thiện Nguyện Vì Dân (ViDan Foundation, Inc.) được thực hiện chính yếu ở Việt Nam và Cambodia, trong ba lĩnh vực chính là: Giáo Dục, Nhân đạo và Thiện nguyện.

Toàn bộ nỗ lực chia sẻ đều được thực hiện trực tiếp bởi các thành viên và Tình nguyện viên qua danh xưng ViDan Foundation, Hiệp Hội Vì Dân, hoặc Câu lạc bộ Hoa-Mai; và được phối hợp các tổ chức bất vụ lợi, hay nhóm thiện nguyện điều hành bởi Tu sĩ các tôn giáo.

LÃNH VỰC GIÁO DỤC

Bảo Trợ Chương Trình Dạy Học cho Trẻ Em Nghèo ở Cambodia:  Hiệp Hội hiện hợp tác bảo trợ và yểm trợ việc dạy học cho trẻ em nghèo không có điều kiện đi học ở các trường công lập Cambodia.

Hiện nay, một trong các chương trình chính yếu của Hiệp Hội là bảo trợ việc dạy học cho khoảng 500 (*) trẻ em bất hạnh thuộc các gia đình người Việt nghèo khổ đang tạm cư trong các khu xóm lao động bình dân, hay sống trôi nổi trên những chiếc ghe ọp ẹp neo ven bờ Biển Hồ ở Cambodia.

  • Ở tỉnh Prey Veng: Hiệp Hội bảo trợ cho hơn 300 em thuộc các gia đình nghèo được đi học tiếng Việt miễn phí.

  • Ở tỉnh Kampong Chhnang: Hiệp Hội bảo trợ chi phí tổ chức hai lớp bậc Tiểu học (theo chương trình giáo dục Cambodia), kèm với lớp dạy Việt ngữ, cho 120 trẻ thuộc các gia đình nghèo khó sống trên các nhà bè.

  • Ở tỉnh Pursat: Hiệp Hội bảo trợ cho hơn 200 em thuộc các gia đình nghèo được đi học tiếng Việt miễn phí.

  • Ở tỉnh Siem Reap: Hiệp Hội bảo trợ chi phí thành lập trường và dạy học cho 45 trẻ trong suốt niên khoá năm 2013-2014.

Chi phí của Chương Trình bao gồm tiền thù lao cho quý Thầy Cô (05/2021: Có tổng cộng 5 Thầy Cô trả thù lao; 1 Sư Thầy dạy miễn phí, và các Thầy Cô trường Samaki do chính phủ Cambodia trả lương); tiền cung cấp sách đọc, tập vở, học cụ, quà tặng dịp lễ lớn, v.v... cho các cháu.

* Sĩ số học sinh thay đổi thường xuyên, do cha mẹ phải di chuyển để theo đuổi việc mưu sinh.

LÃNH VỰC NHÂN ĐẠO

Cho Em Niềm Vui Cuối Đời: Mục đích chính yếu của chương trình Cho Em Niềm Vui Cuối Đời là đem đến cho các em bệnh nhi ung bướu niềm vui được quan tâm, chăm sóc ở những ngày tháng có thể là cuối đời. Chương trình cũng nhằm trợ giúp cho Cha Mẹ các em có được điều kiện để tiếp tục chữa trị cho con em, và tìm được niềm an ủi ở tình người trong hoàn cảnh hết sức thương tâm và cô đơn.

Hiện nay, Hội đang vận động sự yểm trợ của các Mạnh thường quân để có ngân quỹ bảo trợ cho các kỳ Phát Quà Thường Lệ mỗi năm 2-3 lần. Kỳ phát quà đặc biệt vừa qua là Tết Trung Thu năm 2014.

Vòng tay Nhân Ái: Mục đích chính yếu của chương trình Vòng Tay Nhân Ái là giúp những người tàn tật ở Việt Nam, phần lớn là Thương Phế Binh VNCH, có được điều kiện để trình bày hiện cảnh khó khăn, hầu có thể tìm được sự tham hỏi, trợ giúp của những người có lòng ở khắp nơi. Hội khích lệ quý vị Mạnh Thường Quân liên lạc và giúp đỡ trực tiếp cho những người có nhu cầu lớn nhất. Trong trường hợp cần thiết, Hội sẵn sàng nhận và trung chuyển ngân khoản trợ giúp đến người nhận.

Cứu trợ Thiên Tai: Mục đích của chương trình là trợ giúp khẩn cấp và trực tiếp cho các đồng bào nạn nhân mỗi khi có thiên tai, bão lụt xảy ra. Để đáp ứng nhu cầu khẩn thiết trong mỗi trường hợp, Hiệp Hội cố gắng thực hiện ngay việc cứu trợ bằng cách tạm ứng từ khả năng cho phép của ngân quỹ cơ hữu, và tiếp tục thực hiện cuộc cứu trợ với ngân quỹ đóng góp của đồng hương.

Trong quá trình, Câu lạc bộ Hoa-Mai đã tổ chức nhiều cuộc cứu trợ cho đồng bào nạn nhân bão Linda. Hội dự định sẽ có chương trình cứu trợ nạn nhân bão lụt mỗi khi Việt Nam có thiên tai lớn.

LÃNH VỰC THIỆN NGUYỆN

Hiệp Hội hợp tác hoạt động hoặc yểm trợ kỹ thuật, tài chánh cho các hội thiện nguyện:

Minority Rights Organization (MIRO): MIRO là một hội thiện nguyện hợp pháp của Cambodia do một số trí thức trẻ Cambodia thành lập và điều hành. Chủ trương của Hội là đấu tranh một cách hợp pháp để can thiệp cho nhân quyền của các tập thể người Việt và người Việc gốc Khmer hiện lưu sinh ở Cambodia. Hoạt động của MIRO được nhiều cơ quan nhân quyền quốc tế hợp tác và yểm trợ.

Hoạt động của hội MIRO được phổ biến ở mạng: www.mirocambodia.org

Archive for Vietnamese Boat People (AVBP / VKTNVN): Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam là một tổ chức thiện nguyện, xuất phát từ Úc Đại Lợi, và có giấy phép Non-Profit 501(c)3 của Hoa Kỳ. Mục tiêu chánh của VKTNVN là sưu tập tài liệu và di vật thuyền nhân Việt Nam để đưa vào hệ thống Văn Khố hay Bảo Tàng Viện quốc gia, quốc tế.

Kế hoạch trùng tu giai đoạn 1 (2005 - 2011): Đã kết thúc tốt đẹp công trình trùng tu mộ phần cho trên 1.000 thuyền nhân trong đất liền tại Malaysia từ Bắc xuống Nam. Kế hoạch trùng tu giai đoạn 2 (2012 - 2015): "Quyết tâm không để bất cứ ngôi mộ nào của thuyền nhân được tìm thấy trong vùng Đông Nam Á còn chịu cảnh mồ xiêu mả lạc".

Hoạt động của hội VKTNVN được phổ biến ở mạng: www.VKTNVN.com

Civil Society Development:  Mục đích chính yếu của chương trình Xã hội Dân Sự là yểm trợ các nỗ lực nhằm phát triển các sinh hoạt dân sự của con người, góp phần xây dựng một xã hội nhân bản trên nền tảng dân lập.

Trong giai đoạn hiện tại, Hiệp Hội khích lệ và yểm trợ những nỗ lực dân sự nhằm phát triển ý thức của người dân về dân quyền, bao gồm quyền được tổ chức, tham gia và hoạt động tập thể vì những lợi ích chung -- không phân biệt chính kiến hay tôn giáo.

Hiện tại, Hiệp hội Thiện nguyện Vì-Dân tiếp tục phát triển các hoạt động trợ giúp phát triển xã hội dân sự một cách hợp pháp theo quy định của chính phủ Hoa Kỳ.

 


Trong quá trình trước khi được chính thức trở thành một Phân Hội của ViDan Foundation, CLB Hoa-Mai đã giúp đỡ trực tiếp cho hàng trăm Tù nhân Lương tâm, hàng ngàn bệnh nhi ung bướu, đồng bào nạn nhân bão lụt, và giới thiệu hàng trăm hồ sơ TPB-VNCH đến các hội thiện nguyện có chương trình gây quỹ liên hệ.

Một số hình ảnh ghi lại quá trình hoạt động trợ giúp từ năm 2006-2013 của Câu lạc bộ Hoa-Mai có thể xem ở đây.

Comments powered by CComment

Đóng góp qua PayPal

Xin vui lòng cung cấp địa chỉ email
và chương trình muốn trợ giúp.

 

VDF' Activity Slideshow

Các Chị trong BTC Buổi Gây Quỹ "Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng" tổ chức ngày 11/01/2015 tại hội trường Đài VAN-TV 55.2 ở Houston (Texas)nhằm tạo ngân quỹ bảo trợ các chương trình dạy chữ cho hơn 500 trẻ em gia đình VN nghèo ở Cambodia.

The Interfaith Religious Leaders appease and ditribute gifts to Child Cancer Patients in Saigon. VDF was one of major contributors. Các chức sắc Tôn giáo phát quà cho các bệnh nhi ung bướu ở Chùa Liên Trì - Hình 1 Kể từ năm 2015, Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) đã phối hợp với HT Thích Không Tánh và hội Vietnam Compassion (ở Pháp) để phát quà (mỗi năm 2-3 lần) cho các trẻ em bị bệnh ung bướu, và TPB-VNCH.

The Interfaith Religious Leaders appease and ditribute gifts to Child Cancer Patients in Saigon. VDF was one of the major contributors. Các chức sắc Tôn giáo phát quà cho các bệnh nhi ung bướu ở Chùa Liên Trì - Hình 2 Kể từ năm 2015, Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) đã phối hợp với HT Thích Không Tánh và hội Vietnam Compassion (ở Pháp) để phát quà (mỗi năm 2-3 lần) cho các trẻ em bị bệnh ung bướu, và TPB-VNCH.

Some members of the Fundraising Team at VAN-TV in Houston (Texas) on January 11, 2015 to support educational projects for needy children in Cambodia. Các chị trong Ban Tổ Chức trình diện cử tọa tham dự buổi gây quỹ "Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng" Kỳ 2.

Crossing Tonle Sap to visit Vietnamese floating villages in Pursat province (Cambodia) Cảnh đoàn MIRO và ông Nguyễn Công Bằng đi ghe máy vượt Biển Hồ thăm các làng nổi ở tỉnh Pursat

Cảnh học trò trường Samaki tan học về nhà bè

Christine Quỳnh và bà Bích Ngọc góp lời chia sẻ

Christine Quỳnh và Ô.B. Vũ Ban & Bích Ngọc VAN-TV

Cư sĩ Trần Hiến, Christine Quỳnh và Ô.B. Vũ Ban, Bích Ngọc yểm trợ quỹ bảo trợ giáo dục cho trẻ Việt ở Cambodia

Dù đang mang bệnh hiểm nghèo song các em cũng vui khi có quà

Trẻ đùa giởn trên cồn cát và dòng nước ô nhiễm, dơ bẩn khi không còn không gian nào khác hơn.

HT Thích Huyền Việt - người bảo trợ tinh thần cho ViDan Foundation trong nhiều năm qua.

HT Thích Huyền Việt góp lời kêu gọi đồng hương yểm trợ

Lớp Việt Ngữ ở xóm Bãi Cát Neak Loeung

Lớp Việt Ngữ ở xóm Cầu Đá

Một bé gái chơi đùa và cuối xuống uống nước dơ bẩn ở bờ Biển Hồ - một cảnh trạng bình thường ở đây khi hoàn toàn không có một nguồn nước sạch nào khác.

Category: Bài vở

Hôm nay bước vào lớp học, thấy lớp có vẻ vắng học sinh, tôi đếm qua thì thấy có khá nhiều em không có mặt. Thấy tôi không được vui, cô giáo đưa cho tôi cuốn sổ ghi theo dõi học sinh và báo cho tôi biết đã có thêm 3 em mới xin vào học, song lại có quá nhiều em vắng mặt.

Muốn cho các em đến học đều đặn, không vắng mặt, thì điều quan trọng hơn hết là phụ huynh học sinh phải nhận thức cho được tầm quan trọng của con chữ -- là cái vốn cơ bản để các em thay đổi tương lai, để cuộc đời các em sẽ đỡ vất vả hơn ông bà, cha mẹ nó bây giờ.

Theo danh sách cô giáo ghi theo dõi thì số học sinh vắng khá nhiều. Tìm hiểu sâu mới biết các nguyên do nghỉ học của số học sinh này vô cùng chính đáng, song cũng lắm xót xa.

"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 10

Ảnh: Đỗ Mạnh Cường

Cúc nghỉ học vì phải ở nhà giữ 5 đứa em để cha mẹ đi kiếm tiền mua gạo. Thu nghỉ học vì người chị đi làm ban đêm nên đến sáng không đủ sức ngồi dậy, còn anh rể thì bận đi làm nên Thu cũng phải nghỉ học ở nhà giữ cháu thay chị không được đến lớp. Kiều nghỉ học thì do chị vừa sanh cháu ở nhà tiếp chị giặt đồ nấu cơm. Thảo, Nhung bỏ lớp học để sang học ở trường Công giáo mới mở, để mỗi tháng các em cũng được lãnh 15kg gạo tiếp giúp cha mẹ trong cảnh thất nghiệp đói nghèo. Tha, Hường... nghỉ học vì cha mẹ kiếm được việc làm nơi khác nên cũng đành phải bỏ lớp học mà đi theo.

Đau lòng hơn hết là Triều, cha bỏ mẹ em từ khi em còn trong bụng mẹ. Nay mẹ đau nằm liệt giường, ngày mai không còn nắm gạo cho vào nồi nấu cháo mẹ ăn, nên em đã dại dột đi cùng bạn bè năm ba đứa ăn cắp mô-tơ bơm nước của nhà khác trong làng, bị công an bắt.

Thật ngây thơ cho một vài học sinh của tôi nói lên sự thật rằng: "Nhà nó nghèo nó không đi ăn cắp lấy tiền đâu nấu cháo cho mẹ nó, mua thuốc cho mẹ nó trị bịnh đây!" Biết rằng em đó nói thật nhưng hành động đó là sai, tôi nhẹ ngàng nói với em không phải vì nghèo mà ta đi ăn cắp. Nói được câu đó ra nhưng lòng tôi thắt lại cùng mấy câu thơ:

             Hôm qua mấy nhà hàng
             Mâm cỗ sang vô kể
             Vây cá hầm gân hưu
             Lợn, dê... mâm đầy ngút
             Quan lớn không gắp qua
             Các thầy chỉ nếm chút
             Thức ăn thừa đổ đi
             Quanh xóm no đàn chó
             Biết đâu bên hàng xóm
             Có mẹ con đói khổ
             Ai vẽ bức tranh này
             Dâng lên nhà Vua rõ...

Thực sự trong danh sách lớp học có tới 53 em, nhưng không ít đều gặp những hoàn cảnh khó khăn khác nhau, nên gần như ngày nào cũng có tình trạng lớp học không được đầy đủ học sinh, này vắng đứa này, mai vắng đứa kia. Biết không thể giải quyết được hết khó khăn của các em có hoàn cảnh ngặt nghèo, chúng tôi đành tập trung vào những em nào còn có thể đến lớp thường xuyên, và mong sao sẽ sớm có điều kiện trợ giúp cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất để những đứa trẻ vô tội trong đó được đến trường đều đặn.

Khó khăn của gia đình các em cũng như của mấy trăm ngàn đồng bào đang lưu lạc ở xứ Chùa Tháp rất khó để nói lên trọn vẹn, và ngay cả có ai văn hay chữ giỏi nói lên được điều đó, chắc có lẽ cũng là điều mà không ít người thật sự tin được. Nhưng đó là sự thật. Ở Cambodia này đang có vô số con người khốn khổ hơn tất cả nơi khác, kể cả ở quê nhà. Trong số đó, có hàng trăm ngàn trẻ thơ vô tội đang thất học và không có điều gì để có thể hy vọng ở tương lai.
Một lần nữa thay mặt trường Tín Nhân tỉnh Xiêm Riệp, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các mạnh thường quân đã đồng hành cùng các em học sinh đáng tội nghiệp này. Chúng tôi thiết tha mong sao các em sẽ được những người hảo tâm bảo trợ cho lớp học, và nếu có thể là một chút ít gạo cho gia đình, để các em có thể đến trường học tập thường xuyên, đầy đủ hơn.

Kính tường và kính mong.

Xiêm Riệp ngày 22/12/2013
Nguyễn Duy Đường
Giám đốc trường Tín Nhân

Copyright (c) The ViDan Foundation, Inc 2014. All rights reserved.
Designed by olwebdesign.com