AVA: Xây Hy Vọng Em Thơ

Dáng Thơ

Mẹ ơi thế giới này còn ai xót thương, một giấc mơ đến trường...

Cha ơi! Còn lòng nhân ái không cha, sao chưa thấy cầu vồng, cầu vồng đã tắt trong con bao giờ?

Ý tưởng trên đã xoay quanh trong tôi khi nghĩ đến các em Việt Nam đang sống tại Cambodia trong cảnh bị kỳ thị, nghèo đói và thất học. Có lẽ sự đồng cảm về lo lắng cho tương lai của các em Việt thất học tại Cambodia của AVA-Hội Văn Hóa Nghệ Thuật (AVA), tại Melbourne với Hiệp Hội Vì Dân (VDF), tại Hoa Kỳ, nên AVA tổ chức 3 chương trình gây quỹ hổ trợ cho VDF tại Melbourne, Brisbane và Adelaide để góp phần tạo điều kiện cho các em được tiếp tục đi học.

Thật ra có nhiều tổ chức đã và đang giúp đỡ các em, và có nhiều tổ chức đang gây quỹ cho các công việc khác, nên tôi không hy vọng được nhiều sự ủng hộ từ các vị ân nhân. Nhưng sau 3 buổi gây quỹ tại các nơi, tôi cảm thấy lòng ấm áp và nhẹ nhàng hơn khi thấy tình thương giữa người và người trải rộng bao la và sự tin tưởng của các vị ân nhân đối với AVA.

Số tiền gây qũy được (sau khi trừ các chi phí tại chỗ):

Tại Melbourne: $ 9.620

Tại Brisbane:   $10.254

Tại Adelaide:   $ 8.724

Tổng cộng gây quỹ 3 tiểu bang: $28.598 (Úc kim)

Thay mặt AVA tại Melbourne, tôi xin chân thành cám ơn:

- Anh Nguyễn Công Danh đã tổ chức tại Brisbane và tiếp đãi anh Nguyễn Công Bằng;

- Gia đình chú Tân đã chăm lo cho AVA trong thời gian tại Brisbane;

- Danh ca Sơn Ca đã cùng AVA bôn ba khắp 3 tiểu bang;

- Các ca sĩ tại Brisbane, Công Danh, Quỳnh Mai, Quốc Thái, Thùy Trâm cùng ban nhạc Seagull Band, Quốc Thi và Đông Thọ;

- Âm thanh và ánh sáng Phương Music;

- Sherwood Services Club;

- Hưng Music tại Adelaide đã tổ chức, lo về âm thanh và ánh sáng, chăm lo cho danh ca Sơn Ca và khoản đãi buổi ăn tối sau trình diễn cho AVA và ban tổ chức;

- Gia đình Hùng Hương đã chăm sóc chu đáo và khỏan đãi AVA tại Adelaide;

- Gia đình Dũng Tâm đã cho muợn xe, đưa đón AVA tại Adelaide;

- Ca sĩ Hoàng Mi và ban nhạc the Triangle tại Adelaide;

- Nhà hàng Bạc Liêu và bạn hữu tại Adelaide;

- Ban múa Âu Cơ, Tina Thịnh Nguyễn, Natasha Hoàng, Thanh Hương, Dung, Hạnh, Thanh Mai, Mỹ Anh đã góp công sức cho các buổi gây quỹ;

- Âm thanh và ánh sáng Hoàng – Vân;

- Happy Reception, Frank và David;

- Gia đình anh Trần Đông và chị Phượng đã lo chu đáo cho anh Nguyễn Công Bằng tại Melbourne;

- Anh Lê Đình Anh đã giúp đưa đón anh Nguyễn Công Bằng;

-  Các ca sĩ, nghệ sĩ AVA, Hoàng Vân, Quách Giang, Quang Vũ, Dylan Lê, Huy, Uyên Trang, Misa, Ngọc Thủy, Hồng Thắm, Minh Hiếu, Minh Đức, Lưu Nhật Tường cùng ban nhạc Hoàng Trương, Dũng và Uyên Trang;

- Nghệ sĩ Hương Thuận đã góp sức cho chương trình tại Melbourne;

- Đặng Trương, Huy, anh Hùng, anh Trị, Bùi Quốc Hùng, Tòng và những bạn hữu đã giúp quay film, chụp hình;

- Các mạnh thường quân, các vị ẩn danh, các quan khách, Hội đoàn, Đoàn thể tại các tiểu bang đã tin tưởng và ủng hộ cho AVA;

- Đặc biệt là sự nhiệt tình giúp đỡ của bạn bè, những người thân, những người vừa quen biết, Bác Sĩ Hồ Tuấn và Bác Sĩ Trang (Brisbane), Lê Minh (Sydney), Lê Tuấn (Brisbane), Dương Nga (Brisbane), Radio Tiếng Nước Tôi, Adelaide Tuần Báo, ASTCO, v.v.. và nhất là tinh thần cùng sự tin tưởng của AVA và Âu Cơ dành riêng cho cá nhân tôi.

Thương nhất là những thương mến, cực nhọc mà các anh chị em trong AVA và Âu Cơ đã chia sẻ với tôi. Nếu không có các ACE, bản thân tôi vẫn không làm được theo ý nguyện của mình.

Cầu vồng đang rực sáng sau cơn mưa. Tôi hy vọng sau này các em sẽ có thêm được những bàn tay nhân ái tạo điều kiện cho các em đi học để có một tương lai tươi đẹp hơn.

PS. Những hình đính kèm là danh sách mạnh thường quân ở 3 tiểu bang và các hình ảnh sinh hoạt của AVA cùng AC vui, buồn, mệt nhọc thế nào trước và khi diễn.

Trân trọng, 

Dáng Thơ

http://dangtho.blogspot.com/

 
Một màn biểu diễn của Nhóm Vũ Âu Cơ tại Melbourne
(May 16, 2015 -- Photo: AVA)
 
Hợp Ca: 'Đứa Bé" và 'Bên Em Đang Có Ta' tại Melbourne
(May 16, 2015 -- Photo: AVA)
 
Anh Nguyễn Công Bằng với bản 'Cho Em Niềm Hy Vọng' tại Melbourne
(May 16, 2015 -- Photo: AVA)
 
Tại phi trường Brisbane, trên đường trở lại Melbourne chờ ngày đi Adelaide.
(May 24, 2015 -- Photo: AVA)
 

Comments powered by CComment

Đóng góp qua PayPal

Xin vui lòng cung cấp địa chỉ email
và chương trình muốn trợ giúp.

 

Bài đọc nhiều

VDF' Activity Slideshow

Các Chị trong BTC Buổi Gây Quỹ "Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng" tổ chức ngày 11/01/2015 tại hội trường Đài VAN-TV 55.2 ở Houston (Texas)nhằm tạo ngân quỹ bảo trợ các chương trình dạy chữ cho hơn 500 trẻ em gia đình VN nghèo ở Cambodia.

The Interfaith Religious Leaders appease and ditribute gifts to Child Cancer Patients in Saigon. VDF was one of major contributors. Các chức sắc Tôn giáo phát quà cho các bệnh nhi ung bướu ở Chùa Liên Trì - Hình 1 Kể từ năm 2015, Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) đã phối hợp với HT Thích Không Tánh và hội Vietnam Compassion (ở Pháp) để phát quà (mỗi năm 2-3 lần) cho các trẻ em bị bệnh ung bướu, và TPB-VNCH.

The Interfaith Religious Leaders appease and ditribute gifts to Child Cancer Patients in Saigon. VDF was one of the major contributors. Các chức sắc Tôn giáo phát quà cho các bệnh nhi ung bướu ở Chùa Liên Trì - Hình 2 Kể từ năm 2015, Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) đã phối hợp với HT Thích Không Tánh và hội Vietnam Compassion (ở Pháp) để phát quà (mỗi năm 2-3 lần) cho các trẻ em bị bệnh ung bướu, và TPB-VNCH.

Some members of the Fundraising Team at VAN-TV in Houston (Texas) on January 11, 2015 to support educational projects for needy children in Cambodia. Các chị trong Ban Tổ Chức trình diện cử tọa tham dự buổi gây quỹ "Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng" Kỳ 2.

Crossing Tonle Sap to visit Vietnamese floating villages in Pursat province (Cambodia) Cảnh đoàn MIRO và ông Nguyễn Công Bằng đi ghe máy vượt Biển Hồ thăm các làng nổi ở tỉnh Pursat

Cảnh học trò trường Samaki tan học về nhà bè

Christine Quỳnh và bà Bích Ngọc góp lời chia sẻ

Christine Quỳnh và Ô.B. Vũ Ban & Bích Ngọc VAN-TV

Cư sĩ Trần Hiến, Christine Quỳnh và Ô.B. Vũ Ban, Bích Ngọc yểm trợ quỹ bảo trợ giáo dục cho trẻ Việt ở Cambodia

Dù đang mang bệnh hiểm nghèo song các em cũng vui khi có quà

Trẻ đùa giởn trên cồn cát và dòng nước ô nhiễm, dơ bẩn khi không còn không gian nào khác hơn.

HT Thích Huyền Việt - người bảo trợ tinh thần cho ViDan Foundation trong nhiều năm qua.

HT Thích Huyền Việt góp lời kêu gọi đồng hương yểm trợ

Lớp Việt Ngữ ở xóm Bãi Cát Neak Loeung

Lớp Việt Ngữ ở xóm Cầu Đá

Một bé gái chơi đùa và cuối xuống uống nước dơ bẩn ở bờ Biển Hồ - một cảnh trạng bình thường ở đây khi hoàn toàn không có một nguồn nước sạch nào khác.

Category: Bài vở

Stateless Vietnamese in Cambodia. Photo: http://unhcr.org/

Trong ba nước lân bang Việt Nam, Cambodia (Kampuchea) là nước được nhiều người Việt biết đến nhất. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, rất ít người biết rằng ở nơi đó có ít nhất vài trăm ngàn người gốc Việt đang sống trong tình trạng “stateless”. Các tổ chức NGOs quốc tế gọi số người này là vậy, vì họ không có quốc tịch hay căn cước gì để minh chứng họ là công dân của một quốc gia nào. Cũng từ ngữ “stateless” này, không ít người Việt nhìn thấy nó đồng nghĩa với chữ “vô tổ quốc”. Sự thật nằm ở đâu? Hiện cảnh họ như thế nào?

Theo nghiên cứu công bố trên mạng CIA World Factbook, có khoảng 5% dân số Cambodia là người gốc Việt Nam. Trong sĩ số gần 800 ngàn người này, ngoại trừ một số nhỏ qua đây từ nhiều thập niên trước, hoặc qua sau năm 1975 song có điều kiện tài chánh để hợp thức hoá tình trạng quốc tịch, đại đa số sống trong tình trạng bất hợp pháp, kể cả những người sinh ra ở xứ này ở thế hệ thứ hai, ba và bốn.

Vì không phải là công dân Cambodia, dù là công dân hạng hai, và cũng không được xem là di dân hợp pháp, họ hoàn toàn sống bên lề xã hội một cách bất hợp pháp. Họ không được quyền hưởng các quy chế công dân hay phúc lợi xã hội dành cho người bản xứ. Tội nghiệp nhất là những thế hệ trẻ sinh ra ở xứ này: Chúng không có giấy khai sinh để được đi học ở các trường công lập. Nơi cha mẹ chúng tạm cư cũng không có bao nhiêu trường tư để vào học. Chưa kể là dù may mắn có trường tư, gia đình chúng cũng chưa chắc đã có tiền để con đi học, dù học phí mỗi ngày chỉ vào khoảng 5-10 xu. Và do đó, phần lớn trẻ lớn lên ở Cambodia đều thất học. Khi lớn lên phải làm những nghề thấp kém, nặng nhọc. Trong đó có hai “nghề” mà người Miên không chuộng là “làm điếm” “lượm lon nhôm, chai nhựa”. Một số cơ quan truyền thông quốc tế như ABC, CNN đã từng đưa lên tình trạng đau lòng này, điển hình là hai bài “Children for sale” và “The women who sold their daughters into sex slavery” (*)

Đây là cộng đồng người Việt bất hạnh nhất ở hải ngoại, dù là họ đang ở sát bên đất tổ. Tình trạng và hoàn cảnh của tập thể “Việt kiều” đáng thương này có thể tìm thấy dễ dàng qua Google Search, đơn giản với chữ “stateless Vietnamese”.

Statelessness in Cambodia” đang là một vấn đề quan tâm lớn của một số nước Tây phương và khá nhiều tổ chức NGOs quốc tế. Nhưng đối với người Việt, đây vẫn còn là một “đề tài” khá mới lạ. Tại sao?

Có thể vì đất nước Việt Nam đang có qua nhiều vấn đề thời sự luôn dồn dập và nóng nỏng!?? Có thể vì thông tin về tình trạng “người Việt vô tổ quốc” chưa được phổ biến nhiều!??

Nhưng… tại sao khổ vậy mà những người này không hồi hương?

Hiện trạng gần một triệu người bỏ nước sang sống vất vưỡng, khốn khổ ở một xứ sở còn lạc hậu, nghèo kém hơn đất nước mình là một vấn đề có nhiều ẩn số tế nhị.

Dù gì đi nữa, hiểu được hoàn cảnh của những đồng bào đang sống lưu lạc, khốn khổ ở Xứ Chùa Tháp cũng là một điều cần thiết. Để từ đó, hy vọng là từ những thôi thúc của tình nhân ái, nghĩa đồng bào, mỗi người sẽ tìm được một cách chia sẻ thích hợp nhất cho mình, và cho những người cùng nguồn gốc đang không có được cái hạnh phúc như mình.

Chia sẻ đầu tiên cho buổi nói chuyện sẽ tổ chức ngày 18/07/2015 tại Hội trường Hội Người Việt Toronto (VAT).

Nguyễn Công Bằng

Đại diện ViDan Foundation (USA)

 

(*) URLs:

1.     http://www.nbcnews.com/id/4038249/ns/dateline_nbc/t/children-sale/#.VY66jPlViko

2.     http://www.cnn.com/interactive/2013/12/world/cambodia-child-sex-trade/

Copyright (c) The ViDan Foundation, Inc 2014. All rights reserved.
Designed by olwebdesign.com