Xin giúp tôi dạy cho 45 đứa con biết "cái chữ"

Trường Tín Nhân Quốc Tế RHIO chính thức hoạt động kể từ ngày 03/06/2013, đặt tại số 4 đường số 10 khu vực Bồ Rây Siêng Năm, thuộc ấp Kha Na, xã Xiệu, thành phố Xiêm Riệp, tỉnh Xiêm Riệp, nước Cambodia. Hiện nay,tổng số có 45 em học sinh:nữ 23 em, nam 22 em. Mỗi em có một điều kiện hoàn cảnh khác nhau, song cái chung đều là con em gia đình lao động nghèokhó. Điển hình như :

-  Em Ngô Thị Thu năm nay đã 14 tuổi mà chưa bao giờ được đến trường vì hoàn cảnh của em thật nhiều éo le: Mẹ chết, Cha bước thêm bước nữa, để lại hai chị em. Người chị năm nay đã 18 tuổi, làm mướn trong một tiệm bán cà phê, không đồng lương nhưng cả hai chị em đều được chủ nuôi cơm, cho nơi ở tạm. Lúc đầu em Thu ở với cha và mẹ ghẻ, nghe tin tại Bồ Rây Siêng Nam có lớp học từ thiện dạy học không thu lệ phí, em xin cha và mẹ ghẻ được đến trường song bị từ chối. Thấy em mình hiếu học người chị thương em đã dẫn em về sống cùng ở quán cà phê. Hai chị em đi bộ đến trường xin cho Thu vào học. Vì sợ em đã lớn tuối nhà trường không nhận bắt buộc hai chị em phải nói dối Thầy Cô là năm nay em Thu mới 12 tuổi.

Vào học được mấy tuần đã đến tuổi dậy thì, cũng may là vào ngay ngày cô giáo, Cô quản ly‎ học sinh, cô quản l‎ý nhà ăn đều phụ nữ nên đã hiểu và kịp thời hướng dẫn em cách vệ sinh phụ nữ. Chuyện xảy ra các cô hỏi em thì mới biết năm nay em đã 14 tuổi, tuổi trăng rằm của con gái. Được vào học niềm vui chưa kịp em cứ rơm rớm nước mắt mỗi ngày, hỏi ra mới biết Em đang lo canh cánh trong lòng một ngày nào đó mẹ ghẻ sẽ bán em. Chúng tôi cảm thương hoàn cảnh em, động viên em cố gắng học thật giỏi nhà trường sẽ bằng mọi cách chăm lo quan tâm tới em hơn để em an tâm học tập. Hứa với em nhưng trong lòng thầy cô gặp bao nỗi lo âu. Ai sẽ là người nhân từ đỡ đầu cho em bây giờ?

-  Em Đào thị Phụng năm nay 12 tuổi, mất mẹ, sống với cha. Em nói với chúng tôi từ lúc mẹ mất cha thương em nhiều hơn trước rất nhiều. Để em hiểu cha hơn các cô nói với em trước đây không phải cha không thương đâu, mà trước đây có mẹ, cha phải bận bịu kiếm tiền lo gia đình nên ít bày tỏ sự quan tâm với em vì đã có mẹ. Nay mẹ mất cha trút hết tình cảm yêu thương mẹ vào cho em nên em mới cảm thấy như vậy. Anh Khanh một người đàn ông hiền lành chân thật sống bằng nghề thợ mộc giọng trầm buồn nói với tôi: "May mà có hội Tín Nhân nhận con tôi vào học suốt ngày, lại cho cháu thêm bữa com trưa tôi cảm giác như vợ tôi đã sống lại cùng tôi lo cho con vậy!" Anh gởi lời cảm ơn chân thành nhất tới các nhà tài trợ đã ủng hộ chân tình cho con em xứ nghèo nơi Đất Chùa Tháp trong thời gian qua.

-  Em Ty năm nay 12 tuổi tới cái họ của mình là gì em cũng chẳng biết. Cha mẹ đi làm ăn xa từ khi mới lọt lòng, sống với ngoại. Ngoại thì bán cà phê xe đẩy, cũng không biết chữ nên chẳng biết dạy cháu thế nào. Được người quen thấy tội nghiệp giới thiệu đến trường đi học, em mừng vui như được có một mái gia đình lớn thật bất ngờ và diễm phúc, vì được ăn, được học.

-  Em Min năm nay bảy tuổi, có phước hơn mấy em nói trên một chút là còn đủ cha mẹ. Cha Min làm nghề sửa chìa khóa bên lề đường, sát hàng rào bệnh viện tỉnh; mẹ làm nghề uốn tóc mướn trong một tiệm nhỏ ở chợ Sa Nhai. Vì ước muốn cho ngày mai sáng sủa hơn nên đã đặt tên con là Min, theo nghĩa Căm-pu-chia thì "Min" là "có". Anh Chị nói lòng thì ước muốn như vậy song không nếu không có "con chữ" trong đầu, kém cỏi tính toán làm ăn đến bao giờ mới "có" được anh. Cuộc sống cứ bề bộn, tiền nhà, tiền điện, tiền nước, cái nghề cứ phải sống bên lề đường, nay họ dẹp mai họ đuổi, chạy tới dời lui, tiền ăn tiền chỗ... Chính vì thế mà chẳng biết ngày nào "có" đây.

Sơ lược mấy hoàn cảnh thực tế, chứ hầu hết trong lớp học cuộc sống các em cứ na ná như nhau. Càng hiểu chúng, càng sống gần gửi chúng, càng thương những đứa trẻ khốn khổ này như con mình. Con chúng tôi bây giờ có 45 đứa, 45 hoàn cảnh khác nhau nhưng đều chung một cái nghèo và cái dốt. Để giải tỏa bớt nỗi khổ cho các em sau này, tôi giang tay XIN người năm xu Chú một đồng, giúp đỡ các thầy cô nhà trường để trường chúng tôi được tồn tại lâu dài, hầu có thể chăm lo cho các em biết chữ. Chỉ có "cái chữ" mới có thể giúp thay đổi chút đỉnh cuộc sống các em sau này.

Bà Con Đồng Bào ở nước ngoài khi có dịp du lịch Angkor Wats xin dành chút thời giờ quý báu ghé thăm các em ở trường, ở nhà....để cho các em một niềm tin là vẫn có người quan tâm thương xót.

Nếu chưa đến được ngay, kính mời quý Bà Con thỉnh thoảng vào thăm trang mạng của trường ở địa chỉ: www.RHIO-school.net  để hiểu thêm về hoàn cảnh và hiện tình của trường cũng như các em.

Thay mặt trường tín nhân quốc tế, chân thành cảm tạ các nhà mạnh thường quân đã đồng hành ngay từ bước đầu cùng với hội Tín Nhân (R.H.I.O.) để giúp đỡ cho các em trước mắt cũng như lâu dài.   

Nguyễn Duy Đường (Yi Doeur)

Hội Trưởng R.H.I.O.

eMail:         This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Điện thoại:  (855) 977-675-554
Web:         www.RHIO-school.net

Comments powered by CComment

Đóng góp qua PayPal

Xin vui lòng cung cấp địa chỉ email
và chương trình muốn trợ giúp.

 

Bài đọc nhiều

VDF' Activity Slideshow

Các Chị trong BTC Buổi Gây Quỹ "Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng" tổ chức ngày 11/01/2015 tại hội trường Đài VAN-TV 55.2 ở Houston (Texas)nhằm tạo ngân quỹ bảo trợ các chương trình dạy chữ cho hơn 500 trẻ em gia đình VN nghèo ở Cambodia.

The Interfaith Religious Leaders appease and ditribute gifts to Child Cancer Patients in Saigon. VDF was one of major contributors. Các chức sắc Tôn giáo phát quà cho các bệnh nhi ung bướu ở Chùa Liên Trì - Hình 1 Kể từ năm 2015, Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) đã phối hợp với HT Thích Không Tánh và hội Vietnam Compassion (ở Pháp) để phát quà (mỗi năm 2-3 lần) cho các trẻ em bị bệnh ung bướu, và TPB-VNCH.

The Interfaith Religious Leaders appease and ditribute gifts to Child Cancer Patients in Saigon. VDF was one of the major contributors. Các chức sắc Tôn giáo phát quà cho các bệnh nhi ung bướu ở Chùa Liên Trì - Hình 2 Kể từ năm 2015, Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) đã phối hợp với HT Thích Không Tánh và hội Vietnam Compassion (ở Pháp) để phát quà (mỗi năm 2-3 lần) cho các trẻ em bị bệnh ung bướu, và TPB-VNCH.

Some members of the Fundraising Team at VAN-TV in Houston (Texas) on January 11, 2015 to support educational projects for needy children in Cambodia. Các chị trong Ban Tổ Chức trình diện cử tọa tham dự buổi gây quỹ "Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng" Kỳ 2.

Crossing Tonle Sap to visit Vietnamese floating villages in Pursat province (Cambodia) Cảnh đoàn MIRO và ông Nguyễn Công Bằng đi ghe máy vượt Biển Hồ thăm các làng nổi ở tỉnh Pursat

Cảnh học trò trường Samaki tan học về nhà bè

Christine Quỳnh và bà Bích Ngọc góp lời chia sẻ

Christine Quỳnh và Ô.B. Vũ Ban & Bích Ngọc VAN-TV

Cư sĩ Trần Hiến, Christine Quỳnh và Ô.B. Vũ Ban, Bích Ngọc yểm trợ quỹ bảo trợ giáo dục cho trẻ Việt ở Cambodia

Dù đang mang bệnh hiểm nghèo song các em cũng vui khi có quà

Trẻ đùa giởn trên cồn cát và dòng nước ô nhiễm, dơ bẩn khi không còn không gian nào khác hơn.

HT Thích Huyền Việt - người bảo trợ tinh thần cho ViDan Foundation trong nhiều năm qua.

HT Thích Huyền Việt góp lời kêu gọi đồng hương yểm trợ

Lớp Việt Ngữ ở xóm Bãi Cát Neak Loeung

Lớp Việt Ngữ ở xóm Cầu Đá

Một bé gái chơi đùa và cuối xuống uống nước dơ bẩn ở bờ Biển Hồ - một cảnh trạng bình thường ở đây khi hoàn toàn không có một nguồn nước sạch nào khác.

Category: Bài vở

Thấm thoát mới đó mà lớp học của trường Tín Nhân ở tỉnh Xiêm Riệp đã khai giảng được bốn tháng rồi. Một phần ba năm trời đã trôi qua với bao niềm vui, nỗi buồn trộn lẫn với nhau. Vui ít, buồn nhiều. Buồn cho thực tế cuộc sống của người dân chúng ta ở xứ Chùa Tháp này.

 Cảnh một phụ nữ Việt đi thu lượm ve chai ở Siêm Reap

Mấy chục năm qua chưa thấy ai quan tâm, lo lắng gì cho họ. Thế hệ này nối tiếp thế hệ khác lưu lạc xứ này nhưng cuộc sống của đa số vẫn vậy. Từ thời xưa cho đến bây giờ, hầu hết phải làm lụng quần quật, lam lũ nhọc nhằn mà chẳng có đủ được cái ăn, cái mặc. Gia đình nào cũng muốn được an cư lạc nghiệp nhưng ít ai ở đâu được lâu. Có công việc làm mướn được vài tháng rồi hết, phải đi sang vùng khác. Nhưng đi lại thì nơm nớp lo sợ vì giấy tờ hợp pháp không có. Lo sợ nhất là nền chính trị thay đổi. Nếu nhà cai trị mới có chính sách ngược đãi người Việt thì họ sẽ đi đâu, về đâu? Đã nghèo mà lại không yên ổn mần ăn, thì làm sao cuộc sống của họ khỏi nghèo sao được. Cha ông ta có câu: An cư mới lập nghiệp. Nhưng nơi ở không an tâm, làm sao lập nghiệp mần ăn. Có người vô tình hỏi sao các anh chị không về xứ đi? Về xứ ư? Xứ ở nơi nào? Quê ở đâu? Xứ tôi đầy kẻ ác! Quê Tôi đầy bóng giặc. Chúng tôi về đó còn khó khăn làm ăn hơn là ở cái xứ nghèo này.

Trở lại với những đứa học trò nhỏ bé... Chúng luôn hồn nhiên nô đùa, chẳng biết điều gì sẽ đến với chúng trong nay mai. Song chúng vẫn còn sung sướng hơn, hàng trăm ngàn đứa trẻ khác đang lam lũ cùng cha mẹ ở nhà, hay lăn lóc ở công trình xây dựng mà cha mẹ nó đang làm mướn, ở những trại mộc bay đầy bụi cây, ở những thùng rác đầy mùi hôi thối bốc lên, v.v…

 Miên man tôi nhớ lại mấy câu:

  Một mẹ cùng ba con
  Lân la bên đường nọ
  Đứa bé ôm trong lòng
  Đứa lớn tay xách giỏ
  Trong giỏ đựng những gì?
  Mớ rau lẫn tấm cám
  Nửa ngày bụng vẫn không
  Aó quần vẻ co giùn
  Gặp người không dám nhìn
  Lệ sa vạt áo ướt
  Mấy con vẫn cười đùa
  Biết đâu lòng Mẹ xót
  Lòng mẹ xót vì sao?
  Đói kém phải phiêu bạt
  Nơi đây mùa khá hơn
  Gía gạo không đắt lắm
  Nhưng một người làm thuê
  Nuôi bốn miệng sao nổi
  Lần phố xin miếng ăn
  Cách ấy đâu được mãi
  Chết lăn rãnh đến nơi
  Thịt da béo cầy sói ...

Tạo hóa sanh ra là mỗi người đều được quyền bình đẳng như nhau. Vậy mà sao Dân Việt tôi ở nơi này lại lam lũ vất vả như thế !

  Ai ơi bưng bát cơm đầy
  Dẻo thơm mấy hạt, nhớ con Tôi nơi này
  Nhớ con tôi đang cực khổ nơi đây
  Cho tôi một chén, tôi chia đều cho con!

Đã bao lần tôi van nài kêu xin song không biết rồi đây ai sẽ đến với 45 đứa trẻ ngây thơ khờ dại của tôi nơi này?!!

  Tôi muốn viết, viết nhiều, viết nữa
  Nhưng lòng tôi cứ, lạnh lẻo không nguôi
  Trời đã sang xuân sao cứ bùi ngùi
  Muôn giá lạnh, gây thêm phần tê tái.

Trường Tín Nhân Tỉnh Xiêm Riệp, có phát triển, tồn tại lâu dài là nhờ ở tấm lòng của các nhà hảo tâm trên toàn thế giới. Rất chân thành cảm ơn, những ai đã ghé trang nhà chúng tôi: www.RHIO-school.net

   Trường Tín Nhân Tỉnh Xiêm Riệp

    NGUYỄN DUY ĐƯỜNG

Copyright (c) The ViDan Foundation, Inc 2014. All rights reserved.
Designed by olwebdesign.com